1. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Ngày 27/11/2002 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định 8103/-QĐ-UB ngày về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội thành Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội. Vốn điều lệ ban đầu là 7.900.000.000 đ (mệnh giá 100.000đ/cổ phần). Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 40% do Sở tài chính và Sở Y Tế Hà Nội quản lý, cổ đông khác 60%
- Ngày 05/01/2005 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 7,9 tỷ đồng lên 17,9 tỷ đồng (mệnh giá 100.000đ/cổ phần) phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần, để triển khai giai đoạn 1 GPs nhà máy Dược phẩm tại khu công nghiệp Quang Minh. Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 40% do Sở tài chính và Sở Y Tế Hà Nội quản lý, cổ đông khác 60%
- Ngày 11/6/2007 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2006 thông qua việc “thay đổi mệnh giá cổ phần từ 100.000đ/cổ phần chuyển thành 10.000đ/cổ phần” và tăng vốn điều lệ từ 17,9 tỷ đồng lên 20,9 tỷ đồng, phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần, để triển khai giai đoạn 02 của dự án nhà máy GMP-WHO. Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 40% do Sở tài chính và Sở Y Tế Hà Nội quản lý, cổ đông khác 60%
- Ngày 29/4/2008 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 170 La Thành thu về 100 tỷ đồng dùng xây dựng, mua sắm tài sản Nhà máy và đầu tư xây dựng khoảng 700m2 dự án HH2 trên tổng diện tích đất chuyển đổi còn giữ lại là 1.200m2
- Ngày 02/12/2009 Cục Quản lý Dược-Bộ Y Tế cấp cho Công ty “Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO, bảo quản thuốc GSP, kiểm nghiệm thuốc GLP” từ đó đến nay cứ 03 năm thẩm định lại Nhà máy đều đạt tiêu chuẩn GMP-WHO
- Ngày 18/12/2009 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số 6603/QĐ-UB về việc tạm giao Công ty Sản xuất Kinh doanh Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà quản lý cổ phần Nhà nước 40% tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội
- Ngày 31/07/2012 Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường thông qua tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên 62,909, 000,000 đ (mệnh giá 10.000đ/cổ phần) Hình thức phát hành là Cổ phiếu thưởng bằng nguồn vốn chủ sở hữu {vốn khác của Chủ sở hữu} cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phân bố quyền là 1: 2 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được 2 cổ phiếu thưởng)Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 40% do Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà quản lý, cổ đông khác 60%.
- Ngày 26/9/2013 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định 5834/QĐ-UB chính thức giao Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà quản lý cổ phần Nhà nước tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội
- Ngày 27/06/2017 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định 3907/QĐ-UB về việc chuyển Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà thành Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà nắm giữ 40% cổ phần tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội. Tương đương 25.163.600.000 đ
- Ngày 18/01/2018 Nghị quyết HĐQT nhất trí chủ trương đăng ký giao dịch cổ phiếu Công ty tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
3. Diễn giải chức năng nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ:
a. Phòng Kiểm tra chất lượng:
- Chức năng:
- Tham mưu cho tổng giám đốc công tác kiểm tra chất lượng.
- Quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất và vật tư đưa vào sản xuất theo GLP
- Nhiệm vụ:
- Xây dựng sổ tay kiểm tra chất lượng đúng với các quy trình chuẩn của GLP
- Kiểm nghiệm nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm
- Bảo quản mẫu lưu theo đúng qui chế. Lưu giữ hồ sơ phân tích đúng qui định
- Phân tích hàng trả về, tham gia truy tìm nguyên nhân các lỗi bất thường.
- Tham gia vào chương trình tự thanh tra với các bộ phận khác của Công ty.
- Xác định hạn dùng của sản phẩm sản xuất
b. Phòng Tài chính kế toán:
- Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về chế độ kế toán và công tác quản lý tài chính
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo qui định của Nhà nước và Điều lệ Công ty
- Quản lý công tác tài chính theo Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Qui chế tài chính,
- Bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
- Tuân thủ nghị quyết Đại hội cổ đông và văn bản pháp luật có liên quan.
- Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch tài chính hàng năm, chịu trách nhiệm về quản lý vốn của Công ty
- Kiểm tra, quản lý chi phí, lập chứng từ, thanh toán, hạch toán kế toán theo chế độ
- Quyết toán, kiểm tra, kê khai và nộp các sắc thuế phát sinh theo quy định
- Quản lý nguyên vật liệu, bao bì, tài sản và khấu hao TSCĐ theo Luật kế toán
- Tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh chuẩn xác
- Lập báo cáo tài chính theo quy định và có kiểm toán báo cáo hàng năm
c. Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu
- Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về hoạt động SXKD đúng nghành nghề,
- Có chiến lược Quản lý kinh doanh đầu vào, đầu ra về nguyên liệu, sản phẩm
- Đề xuất kế hoạch phát triển mặt hàng và mở rộng thị trường
- Mở rộng và phát triển kinh doanh uỷ thác nhập khẩu
- Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm chuẩn xác, đúng pháp luật, hiệu quả cao
- Xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm đến phân xưởng
- Lên cân đối vật tư chuẩn xác theo kế hoạch phục vụ sản xuất kịp thời
- Xác định giá bán sản phẩm và giá mua nguyên vật liệu có báo giá cạnh tranh
- Quản lý nhập, xuất trả hàng, thuế, chi phí hàng uỷ thác đúng qui định
d. Phòng Đảm bảo chất lượng, nghiên cứu phát triển:
- Chức năng:
- Tham mưu cho Ban tổng giám đốc về chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, GLP, GSP.
- Thành lập và điều hành mạng lưới quản lý chất lượng.
- Tổ chức thực hiện đào tạo, huấn luyện về GMP, GLP, GSP, tay nghề nâng lương.
- Nhiệm vụ:
- Xây dựng và kiểm soát hoạt động của mạng lưới đảm bảo chất lượng.
- Tham gia hướng dẫn, soạn thảo, soát xét, quản lý các quy trình, hồ sơ chất lượng .
- Tham gia chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất.làm hồ sơ xin số đăng ký.
- Tham gia vào các Hội đồng xét duyệt của Công ty có liên quan đến chất lượng.
- Tìm hiểu, đánh giá, giải quyết sự cố, thắc mắc, khiếu nại liên quan đến chất lượng.
- Tham gia công tác thẩm định, lập chương trình tự thanh tra GMP, GLP, GSP
- Kiểm tra, kiểm soát trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản, lưu thông, phân phối.
- Lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện liên tục về GMP, GSP, GLP, nâng cao tay nghề,
e. Phân xưởng sản xuất
- Chức năng:Tổ chức sản xuất đúng kế hoạch theo nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc.
- Nhiệm vụ :
- Quản lý lao động, vật tư, máy móc, nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Sản xuất đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đã đăng ký.
- Thực hiện các quy định ghi chép hồ sơ lô sản phẩm, sổ sách, biểu mẫu, biên bản.
- Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
- Tham gia công tác nghiên cứu. Triển khai các quy trình sản xuất mới.
- Tham gia thẩm định các quy trình sản xuất, thiết bị, chương trình tự thanh tra GMP.
- Tham gia đánh giá nhà cung cấp nguyên liệu, bao bì.
- Tham gia công tác đào tạo, thi nâng bậc, Thực hiện đúng thỏa ước lao động,
g. Tổng kho
- Chức năng: Tổ chức quản lý, bảo quản vật tư hàng hoá theo GSP
- Nhiệm vụ:
- Nhập, xuất vật tư hàng hoá đúng qui định Công ty
- Sắp xếp, theo dõi tồn kho chuẩn xác, không nhầm lẫn
- Báo cáo kịp thời hàng kém chất lượng, tồn đọng, lâu không dùng
h. Phòng Kỹ thuật Cơ điện:
- Chức năng:
- Tham vấn cho Ban tổng giám đốc quản lý, sử dụng thiết bị sản xuất, điện, nồi hơi.
- Quản lý hệ thống điện và hệ thống xử lý kỹ thuật.
- Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch và tổ chức sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị
- Quản lý tình trạng kỹ thuật của thiết bị (Hồ sơ thiết bị).
- Phối hợp soạn thảo quy trình thao tác chuẩn và hướng dẫn vận hành,
- Quản lý, theo dõi, kiểm tra định kỳ các thiết bị chịu áp lực.
- Theo dõi tình hình máy móc thiết bị về thanh lý, mua mới, nhập kho, sử dụng
4. Một số nét chính về hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:
- Sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, phục vụ sức khoẻ cho người
- Sản xuất thực phẩm chức năng, bán buuon, bán lẻ vải, hàng may sẵn, bán buôn, bán lẻ sữa..
- Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và kho chứa hàng hoá
b. Doanh thu bán hàng qua các năm
Năm | Doanh thu | Năm | Doanh thu | Năm | Doanh thu |
2003 | 25,108,327,083 | 2008 | 31,386,382,476 | 2013 | 56,843,466,887 |
2004 | 26,206,561,140 | 2009 | 30,090,490,866 | 2014 | 58,468,165,090 |
2005 | 25,513,355,641 | 2010 | 39,049,632,531 | 2015 | 64,590,910,229 |
2006 | 28,187,882,716 | 2011 | 49,576,093,646 | 2016 | 65,915,816,066 |
2007 | 28,289,806,160 | 2012 | 55,711,776,504 | 2017 | 69,570,074,220 |
c. Trình độ công nghệ: Nhà máy Dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO
d. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm hiện đang áp dụng:
- Tiêu chuẩn Cơ sở
- Tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam 4
- Tiêu chuẩn Dược điển các nước
e. Hoạt động marketing: Không
f. Nhãn hiệu thương mại: Hanoipharma
g. Một số định hướng, chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới:
- Mở rộng, xây dựng dây chuyền thuốc Mắt, trang bị máy móc thiết bị tự động, sản xuất sản phẩm cao cấp giá trị cao
- Kế hoạch kinh doanh 2018:
- Doanh thu sản xuất: 59.688.000.000đ
- Lợi nhuận thuần: 7.726.000.000
- Cổ tức: 10%/năm
- Lương bình quân: 6.900.000đ/người/tháng
h. Danh sách cổ đông nắm giữ trên 51% vốn cổ phần của Công ty: Không
i. Cơ cấu lao động ngày 31/12/2017
Tiêuchí | Sốlượng (người) | Tỷtrọng (%) |
Trình độ Đại học và trên đại học | 22 | 23,16 |
Trình độ cao đẳng, trung cấp | 15 | 15,79 |
Trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật | 13 | 13,69 |
Công nhân PT & LĐ khác | 45 | 47,36 |
Tổngcộng | 95 | 100,00 |
k. Chính sách lương thưởng và phúc lợi: (diễn giải 1 số thông tin)
- Lao động trực tiếp sản xuất: Hưởng lương theo đơn giá sản phẩm
- Lao động gián tiếp: Hưởng lương thoả thuận
- Thưởng hiệu quả {tháng, quý, năm} khi hoàn thành kế hoạch sản xuất, thưởng Tết, lương tháng 13 căn cứ vào hiệu quả SXKD
- Quỹ phục lợi: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.